Xưởng sản xuất chiết suất Agar Agar, Carrageenan Duy Mai được xây dựng
trên diện tích 10.000 mét vuông tại Khu công nghiệp Cành Hầu - Phường Lãm Hà,
Quận Kiến An, Hải Phòng. Khu vực sản xuất thông thoáng, cách xa khu dân cư, được
xây dựng theo quy trình một chiều. Nguồn
nước máy từ nhà máy nước thành phố.
Hệ thống xử lý nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn
QCVN 6-1:2010/BYT. Hệ thống giao thông đường sông, đường nhựa rộng 7 mét
vào tận cửa nhà máy.
Khu vực sơ chế rong rộng 2 Hecta tại xã Quốc Tuấn, Quận An
Dương, Hải Phòng. Tại đây rong được rửa sạch, phơi – sấy khô, lưu kho rồi chuyển
đến nhà máy chiết suất.
Công ty Duy Mai luôn dẫn đầu tiên phong trong việc đầu tư
máy móc hiện đại trong lĩnh vực sản xuất agar - agar, carrageen, chiết suất từ tảo biển
trên thế giới, do đó các sản phẩm cung cấp cho khách hàng luôn đảm bảo chất lượng
với những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng ở mức cao nhất.
Hiện nay,Duy Mai là một trong những nhà sản xuất bột rong câu có uy tín và chất lượng
nhất Việt Nam. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển bột rong câu Duy Mai luôn khẳng định được vị thế thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và từng
bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. bột rong câu Duy Mai
đã có mặt trên khắp toàn quốc và có đại lý phân phối từ Bắc vào Nam.
Agar – Agar, Carrageenan được dùng 90% trong lĩnh vực thực phẩm, vì vậy
quan điểm sản xuất và kinh doanh xuyên suốt của chúng tôi là: An toàn - Trung
thực.
Chúng tôi luôn không ngừng học hỏi, sáng tạo và đầu tư công
nghệ, trung thực trong sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm thực sự An
toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh là yếu tố cốt lõi duy trì và phát
triển. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rằng bạn có thể xây dựng thương hiệu hàng
trăm năm và phá hoại nó chỉ trong 1 ngày với một sản phẩm không đảm bảo Vệ Sinh
An Toàn Thực Phẩm.
Với quyết tâm vì sức khỏe cộng đồng, Từ tháng 10 năm 2013,
chúng tôi đã xây dựng lại nhà máy, dây chuyền công nghệ. Nhận diện, thiết lập
và quản lý, xử lý chặt chẽ các mối nguy trong sản xuất. Bên cạnh đó còn đào tạo
quán triệt các mục tiêu an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên tại các điểm
sản xuất mấu chốt.
Tháng 12 năm 2014, sau 14 tháng xây dựng và hoàn thiện,
chúng tôi đã vinh dự được Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT trực thuộc Tổng
Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam chứng nhận dây chuyền công nghệ sản
xuất đạt tiêu chuẩn ISO22000:2005 về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm.
Chúng tôi có phòng KCS có đầy đủ trang thiết bị hiện đại,
phương tiện kiểm nghiệm tiên tiến và đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao,
giàu kinh nghiệm trong nghề.
Tất các các sản phẩm có mặt trên thị trường đều công bố tiêu
chuẩn chất lượng, được Sở Y Tế - Cục Vệ Sinh An Toàn Thực phẩm cấp giấy chứng
nhận.
SƠ ĐỒ SẢN XUẤT AGAR AGAR
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT AGAR AGAR
Agar có nhiệt độ nóng chảy khoảng 85 ° C (358 K, 185 ° F và
không bay hơi với nhiệt độ này có thể coi agar là một chất dễ nóng chảy và ổn định
gel tốt. Vì nhiều ứng dụng khoa học đòi hỏi agar ủ ở nhiệt độ gần với nhiệt độ
cơ thể con người (37 ° C), thì không gì thay thế agar chúng thích hợp hơn và ổn
định hơn về mặt hóa tính.
Từ "Agar" xuất phát từ tên của một loài tảo đỏ ( Gracilaria) mà từ đó chúng mang tên là
agar. Nó cũng được biết đến dưới một cái tên Nhật là Kanten hay isinglass,
nghĩa là “rêu”. Người ta phát hiện ra agar vào khoảng năm 1658 và người đã phát
hiện ra chúng lại là một người Nhật vào một ngày giá rét chủ một quán trọ đã bỏ
đi món canh rong biển và nhận thấy nó đông lại một dạng sền sệt
Agar -agar được phân tích tính chất hóa học vào năm 1859 bởi
nhà hóa học người Pháp có tên là Anselme Payen ông đã tạo ra chúng từ rong và tảo
biển. Chúng gồm các hỗn hợp của agarose và agaropectin. Agarose , là thành phần
chủ yếu của agar chúng là một polymer tuyến tính, và gồm các đơn vị monomeric lặp
đi lặp lại của agar - obiose. Agar -obiose là một disaccharide tạo thành
D-galactose và 3,6-anhydro-L-galactopyranose. Agaropectin là một hỗn hợp không
đồng nhất của các phân tử nhỏ hơn xảy ra với số lượng ít hơn, và được tạo thành
từ các đơn vị của D-galactose và L-galactose chúng có các đặc tính thay đổi với
tính axit phụ giống như sulfate và pyruvate xen kẽ.
Mọi người làm nghiên cứu trên đối tượng vi sinh vật đều biết
về những chất kết đông môi trường như agar, agarose, gelatin, gellan gum…và đặc
điểm sử dụng của chúng nhưng lịch sử về việc sử dụng agar thì không phải ai
cũng rõ.
Môi trường dùng để nuôi cấy vi sinh vật trong thời kỳ đầu
không phải ở dạng rắn mà là dạng lỏng. Điều này làm cho việc phân lập và nuôi cấy
chủng thuần gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời cũng chưa có khái niệm về hình
thái khuẩn lạc, một chỉ tiêu rất quan trọng vi sinh vật học. Vào lúc đó để có
được chủng thuần, người ta luôn phải hy vọng vào quá trình pha loãng đến mức 1
tế bào diễn ra suôn sẻ, và bạn có thể hình dung để có được chủng thuần khó khăn
và mệt mỏi đến nhường nào. Sự rắc rối trong việc sử dụng môi trường lỏng làm chậm
đi rất nhiều quá trình phân lập, nghiên cứu các chủng vi khuẩn gây bệnh mới vào
thời đó.
Sự phát triển của kỹ thuật pha chế môi trường chuẩn bị bước
qua khúc ngoặt mới khi khái niệm môi trường rắn đầu tiên được gợi ra vào năm
1881 bởi Robert Koch, một nhà vi sinh vật học nổi tiếng người Đức. Ông đăng một
bài báo mô tả về cách sử dụng lát khoai tây được cắt bởi dao vô trùng để phân lập
một số vi sinh vật và cho thấy sự tiện dụng của phương pháp này. Lúc đó, kỹ thuật
cấy ria cũng lần đầu tiên được Koch sử dụng, ông dùng đầu kim ria trên mặt khoai tây và nhận thấy có những khuẩn lạc tế
bào rời, việc phân lập chủng thuần từ những khuẩn lạc này đơn giản hơn nhiều so
với cách pha loãng. Miếng khoai tây sau đó được đặt trong một chuông kín để
tránh tap nhiễm…
Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, Koch nhận thấy có rất
nhiều loại vi khuẩn không mọc được trên lát khoai tây.
Lúc bấy giờ, môi trường cao thịt pepton vừa được một cộng sự
của ông là Frederick Loeffer phát triển để nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh rất hiệu
quả. Ngay lập tức Koch đặt ra mục tiêu làm rắn loại môi trường này.
Robert Koch
Koch là một thợ ảnh nghiệp dư, là người đầu tiên chụp ảnh vi
khuẩn và cũng rất rành rỏi trong việc rửa ảnh sử dụng muối bạc và gelatin. Việc
đầu tiên ông nghĩ đến là thử kết hợp môi trường của Loeffer và gelatin bằng
cách pha trộn và đổ lên một đĩa thủy tinh, chờ nó đông lại rồi nuôi cấy như ở
lát khoai tây. Và lại một lần nữa, gelatin tuy làm đông môi trường nhưng hiệu
quả của nó không làm Koch hài lòng vì môi trường tan chảy ở 37 độ C, một nhiệt
độ tối ưu của vi khuẩn gây bệnh cho động vật, ngoài ra thì nhiều vi sinh vật
phân hủy gelatin làm lỏng môi trường. Koch lại phải mày mò tìm chất kết đông mới.
Một năm sau, năm 1882, môi trường rắn được kết đông bằng
agar ra đời trong một sự tình cờ. Walther Hess (một cộng sự của Koch) than phiền
về sự tệ hại gelatin cũng như về việc Koch đang tìm một chất kết đông mới với vợ
ông, bà Fanie Eilshemius Hess, một cư dân miền biển New Jersey. Bà đã gợi ý cho
họ dùng agar, một loại chất kết đông mà bà thường dùng làm mứt hay rong câu. Và
kết quả là ngoài sức mong đợi vì agar không chỉ đông đặc tốt ở nhiệt độ dưới 40
mà còn không bị vi sinh vật phân giải làm biến tính.
Môi trường kết đông bằng agar từ khi mới ra đời đến nay đã
trở nên một cái gì đó quan trọng không thể thiếu.
ỨNG DỤNG CỦA AGAR –AGAR
90% Agar – Agar trên thế giới được dùng làm thực phẩm, trực
tiếp hoặc là phụ gia của các quá trình thực phẩm khác.
Agar – Agar còn được
người ta chế biến như là một món rong tự nhiên. Chúng được các nhà sản xuất chế
biến và đóng túi dưới dạng bột. Tại Việt Nam, người ta pha chế tạo ra các món kẹo
thạch tất nhiên loài này đã được họ bổ xung, pha chế tái tạo thêm một số chất
như: đường, hương liệu, bột khác để làm món tráng miệng.
Agar – Agar có khoảng 80% là chất xơ, do đó, chúng là một
món ăn điều trị bệnh về ruột. Ngoài ra ở các nước Châu Á,đặc biệt là tại Việt
Nam có tục ăn chay thì agar là một món ăn không thể thiếu, một tác dụng nữa của
agar là nếu bạn cần ăn kiêng thì agr là một món ăn mà bạn có thể lựa chọn. Có
thể liệt kê một số ứng dụng của Agar –Agar trong thực phẩm như sau:
- Kẹo (thạch
tráng miệng nước, bánh kẹo, thạch trái cây, kẹo thạch, thạch và mứt)
- Bánh ngọt:
Tạo đông, trang trí bề mặt cho bánh ngọt.
- Nước ngọt:
Tạo môi trường có độ nhớt cho nước ngọt
- Các sản
phẩm từ sữa (sữa chua, các sản phẩm sữa lên men làm món tráng miệng )
- Sản phẩm
thịt đóng hộp (thịt hộp, thịt đông trong thạch)
- hực phẩm
chức năng
Ngoài ra với đặc tính kỹ thuật đặc trưng, Agar – Agar còn được
ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác:
- Môi trường
nuôi cấy Vi trùng, vi sinh vật.
- Dùng
trong dược phẩm, bao gói dược phẩm.
- Dùng
trong nha khoa, mỹ phẩm và các ngành khoa học khác.
SƠ ĐỒ SẢN XUẤT CARRAGEENAN.
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CARRAGEENAN
Carrageenan là một nhóm của polysaccharides sulfate tuyến
tính được chiết xuất từ rong biển đỏ. Chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành
công nghiệp thực phẩm, do tính chất tạo gel, làm dày và ổn định của nó. Ứng dụng
chính là trong sữa và các sản phẩm thịt, do sự tương tác mạnh mẽ với protein.
Carrageenan dạng bột màu trắng hoặc vàng nhạt. Khi hòa tan
trong nước nóng trên 70 độ C, nó biến thành dung dịch nhớt, trong suốt và dễ di
động, có thể hình thành gel thuận nghịch nhiệt sau khi làm lạnh. Để gel cứng
hơn cần bổ sung muối Na+ hoặc K+.
Có ba sản phẩm thương mại chính của carrageenan:
- Kappa: dạng gel cứng, mạnh do có sự hiện diện của các ion
kali, nó phản ứng với protein sữa. Nó có nguồn gốc chủ yếu từ rong sụn.
- Iota tạo gel mềm do sự
hiện diện của các ion canxi. Nó được sản xuất chủ yếu từ Eucheuma denticulatum
- Lambda không tạo gel,
và được sử dụng để dày lên các sản phẩm sữa. Các nguồn phổ biến nhất là
Gigartina từ Nam Mỹ
ỨNG DỤNG CARRAGEENAN
1. Với đặc tính đặc trưng như khả năng treo ion, ổn định, tạo
gel, làm dày và độ bám dính vv, Carrageenan được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm,
y tế, hóa chất và các ngành công nghiệp sinh hóa và các lĩnh vực khác.
2. Là nguyên liệu chính của thực phẩm dạng gel và các dạng
gel ứng dụng trong hệ thống thực phẩm, carrageenan được sử dụng trong phổ biến
trong mứt, bánh, kẹo mềm, đồ uống, sản phẩm sữa, sản phẩm từ thịt, bia, gia vị,
sản phẩm bột mì, v.V..